sòng bạc đại thế giới - website chính thức của Việt Nam

BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TẠP CHÍ HỮU NGHỊ

Đăng lúc: Thứ năm - 03/12/2015 02:02 - Người đăng bài viết: admin
BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TẠP CHÍ HỮU NGHỊ

BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TẠP CHÍ HỮU NGHỊ

1- Là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; Bảo tồn phát triển các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên. Nhân dịp này xin thầy vui lòng chia sẻ đôi nét về những kết quả đạt được của nhà trường trong thời gian qua?
Để nội dung số chuyên đề đặc biệt dành riêng cho tỉnh Đắk Lắk có được nguồn thông tin đa dạng, đạt hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền cho tỉnh, Ban biên tập Tạp chí Hữu Nghị thuộc Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam trân trọng đặt lịch trao đổi với Lãnh đạo đơn vị ở một số nội dung sau.

 
1- Là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; Bảo tồn phát triển các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên. Nhân dịp này xin thầy vui lòng chia sẻ đôi nét về những kết quả đạt được của nhà trường trong thời gian qua?
Trả lời:
Tiền thân là Trường Nghiệp vụ Văn hóa Thông tin thành lập ngày 16 tháng 4 năm 1977; qua quá trình phát triển từ Sơ cấp lên Trung cấp, ngày 5 tháng 6 năm 2005 Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Quyết định thành lập Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Đăk Lăk trên cơ sở Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật  Đăk Lăk.
Với chức năng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ khác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế văn hóa xã hội của địa phương.
Trãi qua 38 năm hình thành phát triển, Nhà trường đã đào tạo trên 3000 Hssv có trình độ Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng các chuyên ngành đặc thù trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như: sáng tác âm nhạc, lý luận âm nhạc, thanh nhạc, organ, guitare, múa, chuyên ngành hội họa, quản lý văn hoá, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật…
- Trong đào tạo văn hóa nghệ thuật, nhà trường xác định kiến thức văn hóa xã hội, kiến thức chuyên môn là cần thiết, nhưng việc giáo dục hình thành phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho Hssv là rất quan trọng, điều đó quyết định trình độ năng lực nghề nghiệp của Hssv sau khi ra trường.
Bởi,  học thanh nhạc thì phải hát hay, học nhạc cụ thì phải đàn giỏi, học mỹ thuật hội họa thì phải vẽ đẹp, nếu anh học Sư phạm âm nhạc thì ngoài việc nắm vững các phương pháp giảng dạy anh còn phải biết hát, biết đàn để khi lên lớp giảng dạy anh thực hành hướng dẫn cho học sinh.
Chính vì vậy mà trong chương trình đào tạo của nhà Trường luôn chú tâm thường xuyên cập nhật, theo hướng tăng cường thời lượng thực hành để hình thành phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho Hssv. Đồng thời nghiên cứu đưa một số kiến thức giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây nguyên đưa vào nội dung chương trình giảng dạy.
Bước đầu đã giảng dạy một số kỹ năng sử dụng nhạc cụ cồng chiêng cho Hssv ngành Âm nhạc nhằm góp phần vào đề án của UBND tỉnh Đak Lak về việc bảo tồn phát triển không gian văn hóa cồng chiêng của Tây nguyên.
- Hiện nay nhà trường đang đào tạo 4 chuyên ngành bậc Cao đẳng, gồm: Thanh nhạc, Quản lý văn hóa, sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc và 8 chuyên ngành bậc Trung cấp, gồm: Thanh nhạc, Quản lý văn hóa, sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc, Organ, Guitare, Múa, Hội họa.
Lưu lượng qui mô Hssv hệ chính qui hiện nay bình quân trên dưới 400 Hssv. Hàng năm  tốt nghiệp ra trường trên dưới 150 Hssv hệ chính qui các chuyên ngành VHNT.
- Trong vườn hoa nghệ thuật mà nhà trường đã ươm mầm trong những năm qua rất phong phú và đa dạng; 95% Hssv khi ra trường đều có việc làm, trở thành đạo diễn, diễn viên, nhạc công ở các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý của Ngành Văn hóa Thông tin từ Tỉnh đến khắp các cơ sở Xã, Phường, Thị trấn và giáo viên giảng dạy âm nhạc, mỹ thuật ở hầu hết các trường phổ thông cấp 1, cấp 2 trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk và các tỉnh Tây nguyên.
Đa phần các hoạt động văn hóa nghệ thuật và hoạt động văn hóa quần chúng diễn ra từ Tỉnh đến Huyện và các cơ sở Xã, Buôn, Làng trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên trong những năm qua đều có sự tham gia đóng góp tích cực của lực lượng làm công tác văn hóa nghệ thuật do trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk  đào tạo.
Có nhiều em sau khi ra trường lại tiếp tục đi học cao hơn ở các Học viện Âm nhạc, các trường Đại học... Trong số Hssv nhà trường đào tạo qua các thời kỳ, nhiều em đã hoạt động khá thành công trên lĩnh vực nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí minh, như: ca sĩ Siu Black và gần đây có HziNa Byă đạt giải nhất cuộc thi ngôi sao tiếng hát truyền hình năm 2010.
Những năm qua cấp ủy chính quyền, các cơ quan quản lý văn hóa cũng như lãnh đạo ngành giáo dục địa phương đánh giá cao về trình độ năng lực chuyên môn, nghề nghiệp của Hssv sau khi ra trường về công tác ở các đơn vị trong ngành văn hóa, trong ngành giáo dục từ tỉnh đến các cơ sở.  Đa phần các em đã phát huy tốt các kiến thức kỹ năng nghề nghiệp đã được đào tạo,  đáp ứng các yêu cầu công việc của các địa phương, cơ quan đơn vị,  góp phần tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương.
 Với thành tích trên, năm học 2005-2006 Chủ tịch Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam tặng Huân Lao động hạng III; năm học 1999-2000 Chính phủ tặng Bằng khen; năm học 2001-2002 Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng Bằng khen; năm học 2002-2003 Bộ Văn hoá - Thông tin tặng Bằng khen; hàng năm đều được UBND tỉnh Đăk Lăk tặng Bằng khen, năm học 2012-2013 UBND Tỉnh Đăk Lăk tặng cờ thi đua xuất sắc.
2- Để có một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, một cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác dạy và học, những năm qua nhà trường đã quan tâm tới vấn đề này ra sao, thưa thầy?
Trả lời:
2.1. Về đội ngũ cán bộ giảng viên.
Khi nâng cấp thành lập Trường Cao đẳng tháng 6-2005, tổng số CBVC chỉ có: 35 người, trong đó: có 18 giáo viên cơ hữu, có 4 Thạc sĩ.
Xác định đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất, mang tính quyết định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, những năm qua Lãnh đạo Nhà trường coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài, nên đã tập trung đẩy mạnh việc tuyển dụng, thu hút đội ngũ giảng viên VHNT về công tác tại trường; cử giảng viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý điều hành. Đến nay, tổ chức bộ máy của Trường tương đối hoàn thiện, có Ban Giám hiệu và 13 đơn vị gồm: 5 phòng, 2 ban, 4 khoa, 2 tổ bộ môn; toàn trường có 134 CBVC tăng 42 người so với năm 2010.
Trong đó: giảng viên cơ hữu có 87; về trình độ chuyên môn có 27 thạc sĩ, 87 đại học, 3 cao đẳng và 17 trình độ khác, có 4 Cao cấp lý luận chính trị,  60 giảng viên đã có chứng chỉ giảng dạy đại học, có 01 giảng viên nghiên cứu sinh tại Malaysia; tăng 19 thạc sĩ so với năm 2010; hiện có 18 cán bộ, giảng viên đang học cao học, 4 viên chức đang học Cao cấp lý luận chính trị. Hàng năm Nhà trường đã cử trên 90 lược CBGV đi tham dự các lớp tập huấn các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành văn hóa nghệ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và quản lý giáo dục do các bộ, ngành tổ chức.
2.2. Về cơ sở vật chất trang thiết bị.
Cơ sở hiện nay nhà trường đang sử dụng là cơ sở qui mô của một trường Trung cấp. Sau khi thành lập trường Cao đẳng, với đề án xây dựng Trường tại địa điểm mới, tổng dự toán gần 200 tỷ đồng đã được UBND tỉnh Đăk Lăk phê duyệt và bố trí 6 ha đất để xây dựng, nhưng do nhiều yếu tố về điều kiện kinh phí ngân sách,  mặc dù UBND tỉnh đã có nhiều văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư xem xét, nhưng do khó khăn chung nên đến nay vẫn chưa được bố trí vốn để triển khai xây dựng.
Trong điều kiện đó Nhà trường đã có nhiều cố gắng, thường xuyên tu bổ, sửa chữa bằng nguồn ngân sách chi thường xuyên do ngành Tài chính địa phương phân bổ;  đồng thới đã bố trí, sắp xếp, sử dụng khai thác tối đa các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có. Thường xuyên đầu tư các trang thiết bị giảng dạy, nhất là các trang thiết bị giảng dạy chuyên ngành văn hóa nghệ thuật, như: đàn Piano, đàn Organ, phòng Lap dạy âm nhạc, trang bị hệ thống các trang thiết bị công nghệ tin học,  khuyến khích giảng viên sử dụng các phần mềm tin học thông qua các thiết bị điện tử tin học để  giảng dạy, nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy,  từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.
3- Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để hoà nhập với giáo dục đại học toàn cầu hướng đến xây dựng trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk trở thành một đầu mối giao lưu, hợp tác hàng đầu ở Khu vực Tây Nguyên với các học viện lớn trong khu vực và trên thế giới, xin thầy cho biết thêm về vấn đề này?
Trả lời:
Là trường Cao đẳng trong hệ thống giáo dục đại học, nhưng do tính chất cuả một trường địa phương ở Tây nguyên, còn nhiều khó khăn về nhiều mặt, những năm qua phạm vi hoạt động tuyển sinh đào tạo của Nhà trường chủ yếu là ở khu vực 5 tỉnh Tây nguyên, chưa có điều kiện để giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới và khu vực.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao của quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương. Những năm qua nhà trường đã đẩy mạnh liên kết với các học viện, các đại học như: Đại học Văn hóa Hà nội, Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc Huế...tuyển sinh đào tạo trên 500 học viên có trình độ đại học không chính qui, các ngành quản lý văn hóa, thông tin-thư viện, lý luận âm nhạc, Sư phạm âm nhạc.
  Hiện nay nhà trường đang liên kết với Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh và  Học viện Âm nhạc Huế đào tạo 2 chuyên ngành Đại học Quản lý văn hóa và Sư phạm âm nhạc có 38 học viên,  liên kết với Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương tuyển sinh đào tạo 2 chuyên ngành Cao học Lý luận phương pháp giảng dạy âm nhạc và Cao học Quản lý văn hóa.
4- Trong giai đoạn tới, nhà trường sẽ tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nào, thưa thầy?
Trả lời:
Ngoài nhiệm vụ quản lý đổi mới chương trình đào tạo, từng bước đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tốt các chương trình kế hoạch giảng dạy; nghiên cứu mở mã ngành mới để đa dạng hóa ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật phục vụ quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội cho địa phương.
Để đáp ứng các điều kiện trở thành Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Tây nguyên, theo kết luận số 60-KL/TW ngày 27 tháng  11 năm 2009 của Bộ Chính trị, Đề án qui hoạch phát triển các trường Văn hóa Nghệ thuật của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chủ trương của Tỉnh ủy- UBND tỉnh Đăk Lăk , Nhà trường cần tập trung vào những nhiệm vụ then chốt sau:
Một là, Phải tập trung chỉ đạo lãnh đạo thực hiện tốt công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội  ngũ giảng viên; phấn đấu đến năm 2020 mỗi chuyên ngành đào tạo đảm bảo phải có từ 1-2 giảng viên trình độ tiến sĩ và từ 3-4 giảng viên có trình độ thạc sĩ.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu ứng dụng các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây nguyên, đặc biệt là các kiến thức về nghệ thuật văn hóa cồng chiêng, vào nội dung chương trình giảng dạy chính khóa của nhà trường, nhằm góp phần bảo tồn phát triển không gian văn hóa cồng chiêng và các giá trị văn hóa nghệ thuật của đồng bào các dân tộc Tây nguyên.
Kiến nghị với các ngành các cấp quan tâm bố trì nguồn kinh phí để triển khai thực hiện dự án xây dựng trường tại địa điểm mới đã được UBND tỉnh Đăk Lăk phê duyệt.
Xin trân trọng cám ơn !

Ý kiến bạn đọc

 


Liên kết Webtise







THÔNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 176

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 15839

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 342921

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7971978

THỜI KHÓA BIỂU


sòng bạc ở việt nam website chính thức sòng bạc thượng lưu địa chỉ website sòng bạc đại thế giới-website chính thức của Việt Nam website sòng bạc trực tuyến việt nam Trang web chính thức sòng bạc đà nẵng Việt Nam 程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 无法创建“D:\Soft\超级镜像站群\cache\thegloriajean.com\thegloriajean.com\index.php”,因为同名文件或目录已存在。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.Directory.InternalCreateDirectory(String fullPath, String path, Object dirSecurityObj, Boolean checkHost) 在 System.IO.Directory.InternalCreateDirectoryHelper(String path, Boolean checkHost) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 SuperGroup.Core.Start.TemplateExistsHandle.d__0.ff() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()